BS Noi Khoa Can Tho
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Most active topic starters
Alanin
Ghi chú về Đàm  Vote_lcapGhi chú về Đàm  Voting_barGhi chú về Đàm  Vote_rcap 
Admin
Ghi chú về Đàm  Vote_lcapGhi chú về Đàm  Voting_barGhi chú về Đàm  Vote_rcap 
antuhule
Ghi chú về Đàm  Vote_lcapGhi chú về Đàm  Voting_barGhi chú về Đàm  Vote_rcap 

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Hội chứng Ngưng thở lúc ngủ
Ghi chú về Đàm  EmptySun Feb 24, 2013 10:11 pm by antuhule

» Ngón Tay Dùi Trống
Ghi chú về Đàm  EmptySun Feb 24, 2013 10:12 am by Alanin

» Thâm Nhiễm Phổi và Đông Đặc Phổi
Ghi chú về Đàm  EmptySun Feb 24, 2013 9:57 am by Alanin

» Triệu chứng : Rales và Crackles
Ghi chú về Đàm  EmptySun Feb 24, 2013 9:50 am by Alanin

» Ghi chú về Đàm
Ghi chú về Đàm  EmptySun Feb 24, 2013 9:45 am by Alanin

» Nước tiểu ngược dòng
Ghi chú về Đàm  EmptyTue Dec 25, 2012 10:09 am by Alanin

» Đào tạo sau đại học y khoa
Ghi chú về Đàm  EmptyThu Dec 13, 2012 9:45 pm by Admin

» Khoa học Việt Nam mắc kẹt trong phi chuẩn mực, hành chính hóa và tư duy ăn xổi
Ghi chú về Đàm  EmptyWed Nov 21, 2012 7:09 pm by Alanin

» Văn Chính luận là gì?
Ghi chú về Đàm  EmptyTue Nov 20, 2012 9:46 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Affiliates
free forum


Ghi chú về Đàm

Go down

Ghi chú về Đàm  Empty Ghi chú về Đàm

Bài gửi  Alanin Sun Feb 24, 2013 9:45 am

1. Định nghĩa.
Đờm là các chất tiết ra từ hốc mũi tới phế nang và thải ra ngoài miệng.

2. Cấu tạo của đờm.
Đờm gồm các dịch tiết của khí phế quản, phế nang, họng, các xoang hàm trán, các hốc mũi:

2.1. Dịch tiết của khí phế quản.

Do các tuyến tiết ra chất nhầy, chất thanh dịch, ngoài ra còn có thanh dịch và bạch cầu thấm qua thành mạch và niêm mạc khí phế quản.

2.2. Dịch tiết của phế nang: thấm qua tế bào vào túi phế nang.

2.3. Dịch tiết trên thanh mòn: Qua niêm mạc xoang hàm, tràn, hốc mũi, họng.

Bình thường ai cũng có các loại tiết dịch trên, nhưng không nhiều, cho nên hô hấp không bị cản trở, không ho và khạc đờm. Khối lượng tiết dịch đó vào khoảng 100ml/24 giờ, các tiết dịch đường hô hấp sẽ qua thực quản rồi đào thải theo đường tiêu hoá.

Trong trường hợp bệnh lý, có tình trạng da tiết các dịch của đường hô hấp, ngoài ra có thể còn các chất khác không gặp trong điều kiện bình thường như: máu, mủ, giả mạc, bã đậu. Các chất trên cản trở đường hô hấp, gây phản xạ ho và được tống ra ngoài, gọi là đờm. Nhưng cũng có một số người không khạc, mà lại nuốt đờm, cho nên thầy thuốc cần chú ý đến điểm này đối với những trường hợp gọi là ho khan, nhất là ở phụ nữ và trẻ em.

3. CÁC LOẠI ĐỜM
Đờm là hậu quả của nhiều nguyên nhân gây bệnh trên đường hô hấp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những xét nghiệm đờm về mặt cơ thể bệnh, vi khuẩn, và ngay cả hình thái của đờm cũng giúp ta chẩn đoán bệnh.

Trên lâm sàng có thể gặp:

a. Đờm thanh dịch: gồm các thanh dịch tiết ra từ các huyết quản và có thể lẫn với hồng cầu. Loại này rất loãng, đồng đều, thường gặp trong phù phổi mạn tính hoặc cấp. Trong phù phổi mạn tính hoặc câp. Trong phù phổi mạn tính, đờm màu trong, có bọt, nếu vì phù phổi cấp, đờm hồng vì lẫn hồng cầu. Về mặt hoá học, đờm thanh dịch có phản ứng anbumin dương tính của Roger.

b. Đờm nhầy: Màu trong nhầy, thường gặp trong.

- Hẹn phế quản: Dịch nhầy do các phế quản tiết ra.

- Viêm phổi: dịch nhầy lẫn với sợi tơ huyết và hồng cầu thoát ra từ các huyết quản và vách phế nang bị viêm. Đờm thường rất quánh, dính vào thành và đáy ống nhổ và có màu đỏ của gỉ sắt.

c. Mủ. Sản phẩm của các ổ hoại tử do các loại ci khuẩn ở trong phổi hoặc ngoài phổi: ápxe phổi, ápxe gan, dươi cơ hoành vỡ vào phổi, mủ có màu vàng hoặc xanh, hoặc nâu trong trường hợp apxe gan vỡ vào phổi. Mủ có màu tanh hoặc phối.

Xét nghiệm vi mô, thấy có nhiều sợi chun, thành phần của phế nang, và cũng là dấu hiệu của huỷ hoại phế nang. Ngoài ra có rất nhiều bạch cầu đa nhân thoái hoá và có thể có vi khuẩn gây bệnh.

d. Đờm mủ nhầy. Thường gặp nhất trong giãn phế quản. Sau một cơn ho khạc nhiều đờm, nếu hứng đờm trong một cốc thuỷ tinh, sẽ thấy ba lớp:

- Dưới đáy: lớp mủ.

- Ở giữa: lớp dịch nhầy.

- Trên cùng: lớp bọt lẫn dịch nhầy và mủ.

Sở dĩ có ba lớp đờm như vậy, là vì có tình trạng viêm mạn tính ở các phế quản bị giãn, nên vừa có hiện tượng đa tiết, vừa có hiện tượng hoá mủ ở các phế quản. Xét nghiệm vi mô có thể thấy vi khuẩn, nhưng không có dây chun.

e. Bã đậu: Thường gặp trong lao phổi. Chất bã đậu màu trắng, nhuyễn, lẫn với dịch nhầy, có khi lẫn máu. Xét nghiệm đờm có thể thấy vi khuẩn lao.

f. Đờm ít gặp: giả mạc bạch hầu, ken sán chó…

- Giả mạc bạch hầu: là sợi tơ huyết thấm qua niêm mạc hô hấp bị viêm trong bệnh bạch hầu: giả mạc được thải thành từng mảng màu trắng, có trực khuẩn Loeffler.

- Kén sán chó: đờm rất loãng, trong vắt, lẫn với hạt nhỏ như hạt kê màu trong. Xét nghiệm vi mô thấy được đầu sán chó.

4. CÁCH LẤY ĐỜM
Cần thết lấy đờm để xét nghiệm tìm nguyên nhân bệnh và cũng để theo dõi tiến triển của bệnh. Trong ápxe phổi, nếu đờm tăng và sốt giảm, tiên lượng tốt, và nếu sốt vẫn dao động và người bệnh khạc ít đờm, ta cần dè dặt hơn.

- Có thể đựng đờm trong một ống thuỷ tinh hoặc ống sắt tráng men, có nắp, và có ghi khối lượng hằng ngày.

- Nếu người bệnh hợp tác tốt với thầy thuốc, ta có thể dặn người bệnh tự ghi lấy số lần khạc đờm trong ngày đổ đánh giá khối lượng hàng ngày.

- Nếu người bệnh khọng khạc đờm có thể gây khạc nhổ bằng cách cho uống 1g kali iodua.

- Có khi phải thông dạ dày khi đói, hoặc xét nghiệm phân tìm vi khuẩn như trong lao phổi.

Alanin

Tổng số bài gửi : 23
Join date : 31/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết