BS Noi Khoa Can Tho
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Most active topic starters
Alanin
Chuyện sửa đồng hồ Vote_lcapChuyện sửa đồng hồ Voting_barChuyện sửa đồng hồ Vote_rcap 
Admin
Chuyện sửa đồng hồ Vote_lcapChuyện sửa đồng hồ Voting_barChuyện sửa đồng hồ Vote_rcap 
antuhule
Chuyện sửa đồng hồ Vote_lcapChuyện sửa đồng hồ Voting_barChuyện sửa đồng hồ Vote_rcap 

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Hội chứng Ngưng thở lúc ngủ
Chuyện sửa đồng hồ EmptySun Feb 24, 2013 10:11 pm by antuhule

» Ngón Tay Dùi Trống
Chuyện sửa đồng hồ EmptySun Feb 24, 2013 10:12 am by Alanin

» Thâm Nhiễm Phổi và Đông Đặc Phổi
Chuyện sửa đồng hồ EmptySun Feb 24, 2013 9:57 am by Alanin

» Triệu chứng : Rales và Crackles
Chuyện sửa đồng hồ EmptySun Feb 24, 2013 9:50 am by Alanin

» Ghi chú về Đàm
Chuyện sửa đồng hồ EmptySun Feb 24, 2013 9:45 am by Alanin

» Nước tiểu ngược dòng
Chuyện sửa đồng hồ EmptyTue Dec 25, 2012 10:09 am by Alanin

» Đào tạo sau đại học y khoa
Chuyện sửa đồng hồ EmptyThu Dec 13, 2012 9:45 pm by Admin

» Khoa học Việt Nam mắc kẹt trong phi chuẩn mực, hành chính hóa và tư duy ăn xổi
Chuyện sửa đồng hồ EmptyWed Nov 21, 2012 7:09 pm by Alanin

» Văn Chính luận là gì?
Chuyện sửa đồng hồ EmptyTue Nov 20, 2012 9:46 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Affiliates
free forum


Chuyện sửa đồng hồ

Go down

Chuyện sửa đồng hồ Empty Chuyện sửa đồng hồ

Bài gửi  Alanin Wed Nov 14, 2012 5:27 pm

Nguồn : drnikonian.com

1. Không biết tự bao giờ, tôi đã nuôi dưỡng cho mình một niềm say mê khá …bệnh hoạn với đồng hồ. Chỉ với chức năng xem giờ, đồng hồ biến hóa qua vô vàn kiểu dáng, công năng, thiết kế… Khí cụ tinh xảo này quả là một sáng tạo vô tận của trí óc con người.

Không đủ giàu để sở hữu những cái tên đáng kính như Patek Phillipe, Jaeger-LeCoultre …. Nhưng năng nhặt chặt bị, bộ sưu tập đồng hồ của tôi sau mỗi chuyến đi xa lại có thêm một chiếc. Như một kỷ niệm trên cổ tay về một miền đất lạ đã đi qua. Thỉnh thoảng rảnh rỗi, đem đám “đồ tế nhuyễn, của riêng tây” ấy ngồi ngắm nghía một mình, cũng nhớ lại biết bao nhiêu hồi ức.

Với tôi, đồng hồ đã là những câu chuyện kể.

Đồng hồ cũng như vật nuôi, cần được chăm sóc nâng niu. Nên lâu lâu, có cái cần lau dầu, cái cần thay pin, cái cần đánh b
Chú thợ sửa đồng hồ còn trẻ với hàng ria mép lún phún. Như mọi người Hoa ở Chợ Lớn, chú cởi trần, nói tiếng Việt lơ lớ. Nóng… Dĩ nhiên, phải chọn mặt gởi vàng với mấy món kỷ vật này.

hưng giao đồng hồ cho chú thì yên tâm không khác gì cụ bà Hà Nội xưa gả được con gái yêu cho quan đốc quan tham. Chú làm nhoay nhoáy, cẩn thận, chính xác, không một động tác thừa. Mọi việc tôi cần làm là chỉ tà tà đứng ngắm, trừ một lần phải dặn với một câu:
“Coi kỹ giùm anh cái này. Hai năm trước anh nhờ em gắn lại cái kim, nay lại sút ra rồi!”

Thế là tha hồ sốt ruột! Chú lau, chú chùi, chú nheo mắt xiết từng con ốc, chú nhỏ dầu vào các bánh xe, đánh bóng luôn cả vỏ… Sốt ruột, nhưng quả hài lòng khi cầm lấy vật xưa, nay được o bế hoàn hảo đến thế.

- Cho anh gởi tiền. Bao nhiêu?

- Em không lấy tiền. Hồi đó chắc em làm không kỹ nên mới bị vậy. Nay em làm lại cho anh thôi. Chú nhìn thẳng bằng đôi mắt trong veo, nói giọng lơ lớ.

Chắc chắn, sự lương thiện và trung thực của chú thợ sửa đồng hồ trên đất Sài gòn, thì khác hẳn với những người cho chất melamine vào sữa, bỏ chất cadmium gây ung thư hay sơn pha chì vào đồ chơi trẻ nít…

Vậy mới biết, không phải Tàu nào cũng giống Tàu nào!

2. Cửa khẩu Thẩm Quyến – Hồng Kông là biểu trưng cho mô hình một đất nước, hai chế độ. Nó đúng cả về văn hóa nếu ta quan sát các nhân viên hải quan. Chú Hải quan Hồng Kông trẻ măng, tóc vuốt keo bóng mượt, mắt lấp lánh kính trắng, da như trứng gà bóc và nói tiếng Anh trôi chảy với cái miệng khi nào cũng như cười. Ngược lại, chỉ bước qua mấy thước, hải quan Hoa lục mặt bủng da chì, tóc lởm chởm, quai hàm bạnh, răng vẩu… Và không một nụ cười. Họ hất hàm, lầm lì và nói một thứ tiếng Anh cộc lốc.

Một dân tộc mà khác biệt dường ấy về nhân dạng, hành vi! Chắc không phải di truyền, mà chỉ có thể do giáo dục.

Giáo dục ấy, đã đào luyện nên những người Hoa ở Singapore lễ độ, liêm chính với đầu óc đa văn hóa. Giáo dục đó, đã sản sinh những trí thức Đài Loan thanh lịch, coi tình nghĩa nặng như thái sơn mà tôi đã gặp.

Vậy mới biết, không phải Tàu nào cũng giống Tàu nào!

3. Chú thợ sửa đồng hồ ấy chỉ là một trong hàng triệu người Hoa trên đất nước này. Tổ tiên chú lưu lạc đến đây qua bao nhiêu đời không rõ, nhưng đất Việt đã dung nạp những người Hoa lưu lạc đến đây một cách rộng lượng, thản nhiên, không chút kỳ thị. Nơi đây, những “chú khách” vẫn giữ được bản sắc của mình. Và hội nhập với các giá trị Việt một cách tự nhiên, không cưỡng ép. Không chỉ nổi tiếng trong việc kinh doanh, biết bao người Hoa đã được kính trọng và ghi nhớ như một người Việt danh giá. Nhạc sĩ La Hối, pianist Lý Giai Hoa…, rất nhiều cái tên Hoa đã vang danh trong khí quyển văn hóa Sài Gòn.

Các làn sóng bài người Việt gốc Hoa là những trò chơi mang tính thời cuộc. Người Hoa và người Việt đã từng chung sống, khai khẩn mảnh đất phương Nam này qua nhiều thế kỷ. Không người Việt nào cảm thấy lấn cấn khi thắp nén nhang thành kính tưởng nhớ Mạc Cửu, một tiền hiền gốc Hoa đã khai phá đất Hà Tiên. Bài xích chủng tộc không phải là căn tính của đất phương Nam hào sảng.

Nhưng bao dung không là lầm lẫn. Cũng như tôi, người Việt biết rõ: không phải Tàu nào cũng giống Tàu nào. Địa chỉ thương ghét của người Việt rất rõ ràng. Mà cũng không riêng gì Tàu, mọi kẻ xâm lăng cướp bóc mang màu sắc trịch thượng rẻ rúng đều xa lạ với các giá trị Việt.

Căn tính Việt, dù luôn rộng mở cho các giá trị văn hóa phương xa, đã thẳng tay bài bác, loại trừ những “kẻ lạ” nhám nhúa theo kiểu ấy.

Màn kịch bài Hoa mà dăm kẻ đang la làng kia là sự qui chụp vô cùng gượng gạo. Đó là sự mạ lị thô thiển với sự bao dung của một dân tộc đã tha chết, cấp quân lương cho đoàn quân Trung Hoa bại trận. Đó là sự chia rẽ anh em, tuy không cùng gốc rễ. Và cuối cùng, chiếc mũ bài Hoa là sự chống chế của kẻ đuối lý đang tìm kiếm một biện bạch cho hành vi xâm lược của mình.

Tôi sẽ không bao giờ là kẻ thù ghét đồng bào gốc Hoa mỗi khi nhìn chiếc đồng hồ trên cổ tay mình. Đồng hồ thì nhỏ, nhưng bài học khi đi sửa đồng hồ thì không nhỏ chút nào, phải không các bạn?

Alanin

Tổng số bài gửi : 23
Join date : 31/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết